Nước chấm chính là bí mật mang đến hương vị trọn vẹn cho nhiều món ăn. Lưu lại 8 công thức pha nước chấm ngon chuẩn vị sau, bạn sẽ dễ dàng ghi điểm khéo léo trong mắt mọi người. http://baodautuvietnam.info/

Nước chấm muối ớt xanh: Nguyên liệu: 2 quả chanh, 4-5 lá chanh, 5-10 gram ớt xanh (tùy độ cay để điều chỉnh lượng thích hợp), 10 gram muối, 30 gram đường cát trắng, 2-3 gram mì chính, 1 thìa canh sữa đặc, 2 thìa cà phê bột mù tạt. Cách làm: Chanh vắt lấy nước bỏ hạt, ớt và lá chanh thái nhỏ. Xay nhuyễn tất cả nguyên liệu bằng máy xay sinh tố. Nước chấm muối ớt xanh thường ăn với hải sản.

Nước chấm mắm gừng: Nguyên liệu: 50 ml nước mắm, 1 quả chanh, 20 gram gừng củ tươi, 1-2 quả ớt tươi, 100 ml nước đun sôi để nguội, 20 gram đường cát trắng, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê mì chính. Cách làm: xay hoặc giã nhỏ gừng và ớt, vắt lấy nước cốt chanh. Cho vào bát nước mắm, nước đun sôi để nguội, đường, nước chanh và khuấy đều cho tan đường. Tiếp đến thêm gừng, ớt xay, hạt tiêu và trộn đều. Loại nước chấm quen thuộc này là "linh hồn" của nhiều món ngon như ốc luộc, ốc nhồi, vịt luộc, cháo vịt, gỏi vịt…

Nước chấm Thái Lan: Nguyên liệu: 5 gram hành củ tím, 1 quả ớt, 5 gram tỏi, rau mùi, 100 ml nước đun sôi để nguội, 50 ml nước mắm, 50 ml nước cốt chanh, 5 gram đường cát trắng, 1/4 thìa hạt tiêu. Cách làm: Lột vỏ thái mỏng hành củ tím, băm nhỏ tỏi, ớt và rau mùi. Cho vào bát nước mắm, nước cốt chanh, đường cát trắng, nước đun sôi để nguội và khuấy đều. Sau đó cho tỏi, ớt, hành, rau mùi, hạt tiêu vào bát và trộn tất cả thành phần với nhau. Người Thái thường ăn thịt, cá với loại nước chấm này.

Nước chấm cua, ghẹ: Nguyên liệu: 50 gram đường cát trắng, 50 gram tương ớt, 25 gram nước mắm, 10 gram tỏi, 50 gram dấm ăn, 15 gram quất, 3 lá chanh. Cách làm: Thái mỏng quất, băm nhỏ tỏi và thái sợi lá chanh. Cho đường, nước mắm, dấm, tương ớt vào bát và hoà tan các thành phần. Tiếp đến, cho thêm tỏi, quất thái mỏng, lá chanh và trộn đều.

Nước mắm chua ngọt: Nguyên liệu: 1 thìa canh tỏi băm, 1/2 thìa canh ớt băm, 4 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước đun sôi để nguội, 4 thìa canh đường và 1 quả chanh. Cách làm: Cho tỏi, ớt và vắt thêm 1/2 quả chanh vào một bát riêng. Hoà đường với nước mắm và nước cho tan. Sau đó, đổ tỏi, ớt vào và nêm nếm độ chua ngọt một lần nữa cho vừa miệng. Tỏi nên băm khô và băm thật nhỏ, tránh dính nước sẽ luôn nổi lên trên. Nước mắm chua ngọt thông dụng cho đủ loại món ăn từ cơm tấm, gỏi cuốn đến thịt luộc, bún thịt nướng…

Chẳm chéo: Nguyên liệu: 3-4 nhánh tỏi, 2 quả ớt khô (hoặc ớt bột khô), 2 thìa cà phê bột canh, 1/3 thìa cà phê bột ngọt, vài hạt mắc khén (không cho nhiều vì nước chấm sẽ bị đắng và hăng). Mắc khén phải được rang hoặc nướng sơ cho dậy mùi thơm. Cách làm: Tỏi, ớt khô nướng thật thơm, sau đó đổ vào cối với hạt mắc khén, bột canh, bột ngọt và giã cho nhuyễn mịn. Chẳm chéo khô thường dùng chấm thịt luộc, măng luộc, các loại rau củ quả luộc cũng như xôi và cá nướng.

Nước chấm mắm me: Nguyên liệu: 50 gram me chua chín, 25 ml nước mắm, 200 ml nước lọc, 50 gram đường cát (hoặc đường thốt nốt), 20 gram tỏi, 1/2 thìa cà phê ớt bột khô (hoặc 1 quả ớt cay tươi). Cách làm: Me ngâm nước nóng cho mềm, rây lấy phần thịt me và bỏ hạt. Đun sôi đường, me, nước mắm, nước lọc... với lửa nhỏ cho sền sệt. Múc hỗn hợp mắm me ra bát, trộn thêm tỏi, ớt. Nước mắm me là loại nước chấm đặc trưng của miền Nam, được dùng cho các món nướng hoặc chiên giòn.

Nước chấm xì dầu: Nguyên liệu: 100 ml xì dầu, 20 gram tỏi, 1/4 thìa cà phê ớt bột khô (hoặc 1 quả ớt tươi), 10 gram đường cát trắng, 10 gram dấm ăn, 5 gram mì chính, rau mùi, 10 gram vừng rang, 20 gram dầu mè. Cách làm: Tỏi, ớt, rau mùi băm nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu gồm xì dầu, đường, tỏi, ớt, mì chính, dấm ăn, rau mùi, vừng vào bát. Tiếp sau đun nóng dầu mè và đổ lên trên và trộn đều. Không chỉ vịt quay, nước chấm xì dầu đậm đà còn có thể được ăn cùng nhiều món khác như đồ nướng, ngan luộc, cá hấp, đậu phụ…
(Theo zing.vn)
Sữa là thực phẩm phổ biến với tất cả mọi người. Thế nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp khi uống sữa lại gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn... làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hằng ngày và chất lượng sức khỏe. Cùng nhau tìm kiểu lý do và cách giải quyết vấn đề này nhé! http://dautusieuloinhuan29.com/

Nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy khi uống sữa

Uống sữa vào mỗi buổi sáng và sử dụng sữa như một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hằng ngày từ lâu đã là một thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, những vấn đề sức khỏe về đường tiêu hóa sau khi uống sữa làm cho chúng ta lo lắng, đặc biệt là những chị em có con nhỏ thường xuyên uống sữa. Những triệu chứng đó được giải thích với 3 nguyên nhân chính sau:
- Cơ thể dị ứng với Gluten: Gluten là một loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch. Hầu hết cơ thể con người có khả năng hấp thụ được Gluten. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho những người mắc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten), dị ứng với Gluten, dị ứng lúa mì... (chiếm khoảng 3% dân số).
 
Gluten sẽ gây tổn thương thành ruột, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da, giảm cân...
Cơ thể không dung nạp Lactose:  Lactose là một dạng đường có trong sữa động vật, chúng được hấp thụ vào máu để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể. Trường hợp không dung nạp hoặc dị ứng Lactose là do cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy...

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa làm lượng Lactose nhiều nhất
- Cơ thể dị ứng sữa:  Trường hợp dị ứng sữa thường có nguồn gốc từ di truyền, tùy vào cơ chế sinh học của mỗi người hoặc trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thành.... Protein có trong thành phần sữa động vật là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng sữa, thường thấy ở các loại sữa động vật như bò, dê, cừu,...
Người dị ứng sữa thường có các triệu chứng như phát ban, khó thở, buồn nôn, co thắt bụng, đi ngoài,...
Ngoài ra, bạn không thể bỏ qua những nguyên nhân như:
  • Sữa hết hạn sử dụng.
  • Uống phải sữa kém chất lượng.
  • Bảo quản không đúng cách (để sữa ở nhiệt độ thường quá lâu sau khi mở bao bì, để nơi nắng gắt trực tiếp...)
  • Uống sữa khi đói. Khi bụng đói, axit dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Cách khắc phục tình trạng đau bụng và tiêu chảy khi uống sữa

Nếu cơ thể bạn phản ứng nhẹ với sữa, hãy thử những cách sau:
  • Chia nhỏ sữa và uống nhiều lần: Việc này sẽ giúp cho cơ thể có thời gian thích nghi, hoạt động và làm quen dần với sữa.
  • Uống bổ sung Lactase tại các nhà thuốc (theo chỉ định của bác sĩ).
  • Bổ sung sữa chua: Bạn có thể dùng sữa chua trong 3 - 6 tuần. Quá trình lên men của sữa chua sẽ làm đường Lactose trở nên dễ hấp thụ hơn, giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu canxi cùng một số khoáng chất khác đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

(Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến và tiếp nhận lời khuyên của bác sĩ về tình hình sức khỏe của bạn trước khi áp dụng 1 chế độ nào đấy nhé!)
Một cách dễ dàng và an toàn hơn là thay đế sữa động vật bằng những loại sữa thực vật không có chứa Lactose như sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa óc chó... sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn không làm ảnh hướng đến sức khỏe. 

Sữa từ các loại hạt không chứ Lactose

Cách phân biệt những loại sữa không chứa Lactose và chất gây dị ứng

Nếu bạn gặp phải những vấn đề khi uống sữa, nên cẩn trọng hơn trong việc chọn lựa sữa và những chế phẩm từ sữa. Đặc biệt, nếu bạn thuộc trường hợp không dung nạp được Gluten, Lactose, dị ứng sữa thì nên chọn:
- Những loại sữa có nguồn gốc thực vật hoặc sữa đặc chế không chứa đường Lactose.
- Chú ý thông tin trên trên bao bì sản phẩm hoặc tìm hiểu thương hiệu bạn mua có chứa Gluten, đường Lactose hay không. http://baodautuvietnam.info/
Một trong những sản phẩm sữa không chứa Lactose phổ biến hiện nay là Ecomil - Thương hiệu sữa thực vật được chứng nhận hữu cơ Châu Âu, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 
Thương hiệu Ecomil được nhập khẩu từ Tây Ban Nha và phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty TNHH TMDV NTP với đa dạng dòng sữa khác nhau như sữa dừa hữu cơsữa hạnh nhân cacaobột sữa óc chó,...
Bạn có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm Sữa và Sữa Bột Hữu Cơ Ecomil tại các địa chỉ:
  • Mua trực tiếp tại Tiki.vn: tiki.vn/thuong-hieu/ecomil.html
Hoặc tại một số cửa hàng sau:

Thành Phố Hồ Chí Minh

Chuỗi cửa hàng An Nam Gourmet:
  •  16-18 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM
  •  Tầng B2, TTTM Saigon Center 65 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM
  •  41 Thảo Điền, phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM
  •  Tầng trệt, TTTM Estella Place 88 Song Hành, Quận 2, TP.HCM
  •  70 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Chuỗi cửa hàng Organic Food:
  • 123 Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
  • 93 Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, TPHCM
  • 146 Phan Đình Phùng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Hà Nội

Cửa hàng An Nam Gourmet:
  •  51 Xuân Diệu, Phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Cửa hàng Organic Center:
  •  Tầng 3, 140 Vũ Phạm Hàm, Phường Cầu Giấy, Hà Nội
Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng truy cập:
  • Fanpage: www.facebook.com/ECOMIL.VN/
  • Website: www.ntpco.vn/ecomil/
Nguyên liệu làm đùi ếch chiên bơ tỏi
cho 4 Phần ăn
 Phần ăn  
      •  
      • Đùi ếch 500 gr
      •  
      • Ngò tây 30 gr
      •  
      •  100 gr
      •  
      • Tỏi 2 muỗng cà phê(băm)
      •  
      • Dầu ăn 4 muỗng cà phê
      •  
      • Mật ong 4 muỗng cà phê
      •  
      • Tiêu 1/2 muỗng cà phê
      •  
      • Hạt nêm 1 muỗng cà phê
1. Rửa sạch ngò tây, để ráo nước rồi băm nhuyễn. Giữ lại 1 ít để trang trí sau khi hoàn thành món. 
Đùi ếch chiên bơ tỏi
2. Ướp ếch chiên bơ: Làm sạch đùi ếch, để ráo nước, cho ếch ra tô lớn và ướp với 4 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 2 muỗng cà phê dầu ăn vào đùi ếch.
Đùi ếch chiên bơ tỏi
3. Ướp đùi ếch trong khoảng 1 tiếng đồng hồ (trong thời gian ướp, bạn phải trộn đều đùi ếch khoảng 3 lần cho thấm đều gia vị)
 Xào khoảng 4-5 phút là được.
Đùi ếch chiên bơ tỏiĐùi ếch chiên bơ tỏi
4. Cho đùi ếch ra thố và rắc một ít ngò tây băm nhuyễn vào và ếch phải được chiên nhanh để có mùi thơm của bơ và tỏi. Ếch chiên bơ thơm lừng, không chỉ anh xã mà cả nhà ai cũng đều rất thích thú và ngon miệng đấy. Với cách làm ếch chiên bơ này, ăn kèm cùng muối tiêu chanh hoặc nước tương thêm ớt xắt đều ngon miệng nhé.
Đùi ếch chiên bơ tỏi
Gỏi là một nét ẩm thực đặc trưng của ẩm thực Việt. Với mỗi một từ "gỏi" thôi là đã có vô vàn những suy nghĩ về các món gỏi khác nhau về hình thức lẫn hương vị và nguyên liệu. Vậy mới nói, ẩm thực Việt Nam cũng là một trong những ẩm thực có sự đa dạng, và phong phú nhất, chỉ một từ "gỏi" đã khó lòng định nghĩa được.  http://dautusieuloinhuan29.com/

Các món gỏi với nhiều cách làm và nguyên liệu khác nhau.

Gỏi là món ngon đóng vai trò chống ngán, giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng trong suốt bữa tiệc. Ngày Tết Việt, gỏi được chế biến khác nhau tùy theo độ cầu kỳ của bữa tiệc và khẩu vị của mỗi gia đình. Hãy cùng khám phá 10 cách làm món gỏi ngon cho ngày Tết thêm ngon miệng nào.

1. Gỏi xoài tôm khô chua ngọt - Ngon lành đơn giản.
Gỏi xoài tôm khô có sự kết hợp của xoài xanh chua chua cùng tôm khô mằn mặn, dai dai, sẽ là món gỏi không chỉ giúp chống ngán mà còn là món dễ gây nghiện trên bàn tiệc những ngày đầu năm.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi xoài tôm khô chua ngọt

Với hương vị mặn ngọt, chua cay có đủ, gỏi xoài tôm khô vừa thơm ngon vừa có cách làm đơn giản. Muốn gỏi xoài ngon, bí quyết nằm ở cách chọn xoài và tôm khô sao cho chất lượng. Trái xoài xanh vẫn còn độ giòn, không quá chua, kết hợp cùng tôm khô vừa lứa, vẫn còn vị ngọt, này mà làm đồ nhắm cho anh xã hay đãi cả gia đình thì hấp dẫn còn gì bằng.

2. Gỏi bò bóp thấu - Mềm ngọt thơm ngon.
Gỏi bò bóp thấu là món gỏi thường xuất hiện ở các bữa tiệc, thường làm món khai vị nhẹ nhàng. Gỏi bò có mùi thơm hấp dẫn từ khế chua và chuối chát, thịt bò mềm trộn cùng nước mắm trộn gỏi chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn, đảm bảo ăn rồi là ghiền luôn đấy.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi bò bóp thấu

Với nguyên liệu và cách làm gỏi bò bóp thấu đơn giản, nàng nội trợ nào cũng có thể tự tay chế biến mời cả thưởng thức. Đảm bảo với hương vị hòa quyện của món gỏi bò bóp thấu này, cả nhà sẽ có một bữa tiệc hấp dẫn, hợp khẩu vị mỗi người, ai ăn rồi đều tấm tắc khen ngon.

3. Gỏi củ kiệu tôm khô - Độc đáo nhưng quen thuộc.
Ngày cuối năm, thấy những hủ kiệu ngâm chua ngọt để một góc bếp là biết chuẩn bị tới Tết. Tôm khô - củ kiệu là bộ đôi ngon miệng thường được bày trên bàn đãi khách, nhưng cùng kết hợp để tạo nên món gỏi củ kiệu tôm khô thì lại khá lạ tai phải không nào?.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi củ kiệu tôm khô

Gỏi củ kiệu tôm khô bên cạnh 2 nguyên liệu chính còn có sự góp mặt của nhiều nguyên liệu khác như cà rốt, rau răm, khô cá sặc,...tạo nên hương vị vừa thân quen vừa mới lạ. Cách làm gỏi củ kiệu tôm khô lại không mất quá nhiều thời gian, chị em nội trợ lưu lại để ngày Tết đổi khẩu vị cho cả nhà thưởng thức nhé.

4. Gỏi bưởi tôm mực - Chua ngọt lạ miệng.
Bưởi là một trong những loại trái cây mang sung túc, thường được chưng trên bàn thờ ngày Tết. Nếu đã khá chán với món bưởi chấm muối thông thường, hãy thử đổi vị với món gỏi bưởi tôm mực khá lạ miệng. Vị bưởi chua ngọt, hòa với tôm tươi và khô mực ngọt ngọt, mặn mặn, hương vị đầy đủ, vừa giải ngán vừa giúp bữa tiệc thêm ngon miệng.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi bưởi tôm mực

Gỏi bưởi tôm mực độc đáo, vì bưởi là trái cây được nhiều chị em lựa chọn để giảm cân, nên ngày Tết, nếu có lỡ thương nhớ món gỏi bưởi tôm mực, ăn mạnh miệng cũng không sợ tăng cân đâu. Hơn nữa, món gỏi ngon miệng này có thể tận dụng, giải quyết những trái bưởi dư ngày Tết. Vậy là, món gỏi bưởi tôm mực thực sự là món gỏi lý tưởng cho những ngày đầu năm rồi đấy.

5. Gỏi vịt sốt me - Mới lạ hấp dẫn.
Nếu đã khá chán với các món gỏi từ thịt gà, bạn hãy tham khảo thử món gỏi vịt sốt me này nào. Món gỏi vịt sốt me có hương vị thanh mát, rất thích hợp để dùng kèm các món ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết. Với sự kết hợp của thịt vịt mềm, rau bắp cải giòn giòn, đặc biệt là sốt me chua ngọt, thấm đều vào các nguyên liệu và thịt vịt, ăn đũa gỏi nào là thích thú đũa đấy.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi vịt sốt me

Có nhiều nàng nội trợ sợ làm món gỏi vịt sốt me sẽ còn mùi hôi của vịt, nhưng hãy yên tâm nhé. Thịt vịt sẽ được khử mùi với muối, giấm và gừng, sau đó mang đi ướp cùng các nguyên liệu. Áp chảo miếng thịt vịt cùng ít gừng cho thơm và dậy mùi, sau đó cho vào lò nướng 190 độ cho thịt vịt chín đều, da bóng láng, nâu vàng. Bắp cải tím, bắp cải trắng và các rau củ khác trộn đều cùng sốt me, ăn cùng thịt vịt nướng thơm lừng, đảm bảo ăn là ghiền đấy.

6. Gỏi xoài cá trê - Ngon miệng giải ngán.
Gỏi xoài cá trê xuất phát từ ẩm thực của người dân miền Tây Nam Bộ. Ngày Tết đã có nhiều món ăn được chế biến từ thịt heo, bò và gà rồi, năm nào cũng vậy, dễ gây ngán cho cả nhà. Gỏi xoài cá trê sẽ là lựa chọn thú vị để bạn đổi vị cho bữa cơm gia đình ngày Tết đấy.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi xoài cá trê

Cá trê sau khi được tẩm ướp và đem chiên cho vàng ruộm, sẽ thấm nhanh nước mắm thắng chua ngọt, ăn kèm xoài xanh bào và cà rốt, hương vị hòa quyện, giòn tan, rất ngon miệng. Cả nhà mà thưởng thức gỏi xoài cá trê rồi thì chỉ có vừa ăn vừa khen về độ đảm đang của các nàng thôi đấy.

7. Gỏi ổi tai heo - Đổi vị lạ miệng.
Ổi là loại trái cây được yêu thích của nhiều chị em ưa ăn vặt. Ổi giòn ngọt, chấm thêm ít muối tôm thôi là ngon khó cưỡng rồi. Tai heo cũng là một trong những món ngâm đặc trưng thơm ngon của ngày Tết. Nhưng ổi mà kết hợp cùng tai heo thì mới nghe lần đầu phải không nào?. Gỏi ổi tai heo là sự kết hớp mới lạ, đảm bảo sẽ khiến cả nhà trầm trồ trên bàn tiệc đấy.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi ổi tai heo

Gỏi ổi tai heo với vị giòn ngọt của ổi và sần sật của tai heo thấm đều vị chua ngọt của nước mắm pha chua ngọt, trông lạ lạ mà lại ngon phết. Để món gỏi ổi tai heo thêm ngon miệng, nên chọn loại ổi không hạt, cắt thành từng sợi dày, trộn thêm cà rốt và hành tây cho tròn vị, đảm bảo khách đến nhà ai cũng sẽ khen tài nấu ăn của các nàng.

8. Bì heo trộn xoài - đổi món cho bữa cơm đầu năm.
Những ngày đầu năm mà cả nhà đã ngán thịt, chị em nội trợ hãy thử làm món bì heo trộn xoài để đổi khẩu vị cả nhà ngày Tết nào. Món gỏi bì heo trộn xoài có vị sần sật của da heo hay còn gọi là bì heo, kết hợp cùng xoài xanh chua chua, giòn giòn, và nước mắm pha ngọt ngọt, mặn mặn, đủ trọn 4 vị ngon miệng mời gia đình và khách khứa.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Bì heo trộn xoài

Cách làm bì heo trộn khá nhanh và đơn giản, đây có thể xem là món ngon "chữa cháy" đãi khách đến nhà đấy. Bên cạnh đó, bì heo trộn xoài cũng là một món ngon trên bàn nhậu cho anh xã và bạn bè nữa đấy. Đừng quên lưu lại món bì heo trộn xoài cho bữa tiệc ngày Tết nào. http://nhatnamgroup.com.vn/

9. Gỏi chay - thanh tịnh ngon miệng.
Món gỏi mặn nhiều rồi, thử đổi vị sang món gỏi chay thanh tịnh này nào. Gỏi chay không chỉ giúp cơ thể được thanh lọc, tốt cho sức khỏe mà còn là món gỏi đổi vị cho bữa cơm những ngày đầu năm. Gỏi chay kết hợp nhiều loại rau củ cùng nước trộn gỏi chua ngọt, thích hợp bày lên mâm cúng ngày Tết.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi chay thanh tịnh

Bên cạnh việc dễ ăn, gỏi chay còn có cách làm rất đơn giản, và có thể thay đổi nguyên liệu rau củ theo sở thích của gia đình. Các nàng nội trợ vụng về, không giỏi sơ chế thịt thà cũng có thể tự tin làm gỏi chay để mời khách khứa và gia đình thưởng thức nhé.

10. Gỏi ngó sen chay - giòn giòn thanh mát.
Gỏi ngó sen tôm hay thịt là món gỏi quen thuộc của nhiều bữa tiệc ngày Tết, nhưng gỏi ngó sen chay cũng hấp dẫn không kém đấy. Theo truyền thống, vào mùng 1 nhiều gia đình có thói quen ăn chay để cầu mong an lành cho gia đình trong cả năm. Gỏi ngó sen chay sẽ là món chay ngon bày trên mâm cúng ngày Tết và đãi cả nhà.

Xem và lưu lại cách làm chi tiết: Gỏi ngó sen chay

Gỏi ngó sen chay yêu cầu thành phẩm ngó sen vẫn còn độ giòn, không bị yểu và thâm. Nước trộn gỏi có vị mặn ngọt, chua cay đủ đầy, thấm đều vào từng nguyên liệu tạo độ ngon hấp dẫn, nếu muốn thật hơn, các nàng có thể dùng thêm tôm chay hay sườn non chay, để cả nhà thêm thích thú, ăn nhiều hơn nha.

Nếu vẫn chưa chọn được món gỏi cho ngày Tết gia đình, bạn có thể tham khảo thêm "100 món gỏi nộm chống ngán bắt miệng dễ làm" này nhé.

Hi vọng với 10 cách làm gỏi ngon ngày Tết này, bữa cơm ngày đầu năm của gia đình bạn sẽ phong phú và đa dạng hơn nhé.

Theo cooky.vn
Để việc chuẩn bị bữa cơm cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp không còn là nỗi lo, những người nội trợ có thể tham khảo các công thức, cách trang trí mâm cơm sáng tạo dưới đây. http://nhatnamgroup.com.vn/

Chuẩn bị cơm tiễn Táo quân về trời vào ngày 23 tháng Chạp là nét văn hóa lâu đời của người Việt. Mặc dù cuộc sống hiện đại nhiều bận rộn, người nội trợ vẫn chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo tươm tất, thậm chí khéo léo sáng tạo để bữa cơm không còn nhàm chán. Ảnh: Vũ Thanh Hoan.

Để mâm cơm có tính thẩm mỹ, bạn nên chọn bát đĩa đựng thức ăn cùng tông màu và kiểu dáng. Ngoài những món ăn quen thuộc như canh xương rau củ, bò xào, nộm đu đủ, giò tai... các mẹ có thể thêm món vịt hun khói vừa thơm ngon, bắt mắt, lại không mất thời gian chế biến. Ảnh: Vũ Thanh Hoan.

Nếu bạn thích chế biến những mâm cơm cầu kỳ về hình thức, đa dạng các món ăn, có thể tham khảo thực đơn và cách trình bày của chị Minh Thuận (Hà Nội). Chị Thuận chia sẻ việc sử dụng bát đĩa trắng, kiểu cách, giúp món ăn thêm nổi bật. Ngoài ra, bạn có thể dành thời gian sắp xếp các món rau xen kẽ màu bắt mắt, tạo hình cho món xôi hay thịt đông. Ảnh: Nguyễn Thị Minh Thuận. https://60giay.info/ba-vu-thi-thuy-chia-se-cau-chuyen-khoi-nghiep-voi-bat-dong-san/

Mâm cơm cúng Táo quân kiểu truyền thống sẽ không nhàm chán nếu bạn khéo léo sáng tạo. Thay vì dùng khuôn tròn, bạn có thể tạo hình xôi gấc thành con cá chép. Tỉa rau củ màu sắc sẽ khiến mâm cơm thêm bắt mắt. Ảnh: Tô Hưng Giang.

Nếu bận rộn, bạn nên tham khảo cách làm cơm cúng Táo quân đơn giản. Bạn có thể mua sẵn gà luộc, chuẩn bị thêm tô canh miến măng và canh xương rau củ là hoàn thành bữa cơm giản dị tiễn ông Công ông Táo về trời. Bạn nên chuẩn bị chậu cá chép để mâm cúng hoàn chỉnh hơn. Ảnh: Như Trang.

Thay vì làm xôi một màu, bạn có thể làm thêm xôi cá chép nhiều màu cho bữa cơm bắt mắt, sáng tạo hơn. Các món ăn như nộm tai, mực ống xào, chân giò heo luộc... là gợi ý hay ho cho bữa cơm ngày 23 tháng Chạp thêm đậm vị. Ảnh: Thu Hiền Phạm.

https://60giay.info/dong-ho-vu-nhung-con-nguoi-noi-tieng-tai-thoi-hien-dai/
(Theo zing.vn)
Dưa món là một trong những nét ẩm thực rất đặc trưng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh các món dưa món ngày Tết được bày bán trên thị thường, người Việt thường có truyền thống tự tay làm dưa món để đãi gia đình và người thân. Dưa món với vị chua ngọt đặc trưng, sẽ là món chống ngán cho bữa tiệc đầy thịt thà, dầu mỡ vào những ngày đầu năm. nhatnamgroup.com.vn

Cách làm các loại dưa món cho ngày Tết.

Đổi mới không khí ngày Tết, thay vì để các bà các mẹ chuẩn bị, hãy thử tự làm dưa món để cả nhà phải xuýt xoa về độ đảm đang với 10 cách làm dưa món ngày Tết này nào.

1. Dưa món - chua ngọt, giải ngán, không thể thiếu cho ngày đầu năm.
Khi bày bánh chưng, bánh tét lên bàn tiệc, sẽ rất thiếu sót nếu thiếu dĩa dưa món chua ngọt ăn kèm. Dưa món với sự kết hợp của dưa leo, củ cải trắng và cà rốt, cùng với nước mắm được nấu chua ngọt, rau củ ngấm đều đậm vị, dọn ăn kèm cùng bánh chưng, bánh tét có vị bùi béo, tạo nên hương vị đặc trưng chỉ có vào ngày Tết.

Xem và lưu cách làm chi tiết: Dưa món

Cách làm dưa món không khó, nếu không có nắng, nên sấy rau củ trong lò nướng. Dưa món ngon nằm ở bước phơi khô rau củ, vừa giúp bảo quản dưa món lâu, vừa tạo độ giòn, sựt sựt, không chỉ bánh tét, bánh chưng, mà kết hợp cùng các món xào cũng ngon không kém.

2. Dưa giá - giòn giòn, bắt mắt cho bữa cơm Tất Niên.
Dưa giá là dưa món đặc trưng và cơ bản nhất của ngày Tết Việt. Dưa giá thường ăn kèm cùng các món kho, giúp giải ngán khi ăn nhiều dầu mỡ, làm bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.

Để hủ dưa giá để lâu không hư, bí quyết nằm ở việc khử trùng hũ đựng đúng cách. Dưa giá đúng chuẩn sẽ có độ giòn, màu sắc thanh mát với màu trắng của giá, xanh của hẹ, cam của cà rốt, mang vị chua nhẹ, ăn kèm các món kho thì chuẩn bài ngày Tết.

3. Dưa bắp cải - đổi vị, lạ miệng cho thực đơn ngày Tết.
Dưa bắp cải có độ giòn đặc trưng của bắp cải, thêm vị the the của rau răm, rất lạ miệng, thay đổi cho các món dưa món ngày Tết quen thuộc. Dưa bắp cải mà ăn kèm thịt luộc nữa thì ngon chuẩn bài, bởi vị ngọt giòn, kết hợp cùng vị thịt béo ngậy, cho bữa tiệc tất niên đãi khách khi đến nhà.

Bắp cải là món rau quen thuộc dùng để nấu canh, hay làm gỏi, nhưng bắp cải mà đem đi ngâm giấm, thì khá mới lạ bởi vị giòn giòn của bắp cải và cà rốt, kết hợp cùng rau răm hơi cay the, ăn kèm các món ngon ngày Tết nào cũng đều thích hợp.

4. Củ cải ngâm nước mắm - đậm đà, chống ngán cho bữa tiệc gia đình.
Củ cải ngâm nước mắm với củ cải trắng được phơi 1-2 nắng, miếng cải ngâm giòn giòn, sựt sựt, thấm đậm nước mắm chua ngọt. Củ cải ngâm là dưa món chua ngọt đặc trưng của Tết miền Bắc, thường ăn kèm bánh chưng, bánh tét, hay cơm nóng đều ngon và bắt vị.

Cách làm dưa món mặn muốn ngon, nên chọn loại củ cải không quá non hay quá già, và nên chọn củ còn tươi. Củ cải ngâm nước mắm ngon lành còn quyết định ở nước mắm ngâm, tuy hơi cầu kỳ, nhưng thành quả lại rất xứng đáng, giúp món bánh chưng, bánh tét ngày Tết không còn ngậy khi dùng đến.

5. Củ kiệu - trắng giòn, tròn vị cho ngày Tất Niên.
Nhắc đến ngày Tết, là nghĩ ngay đến củ kiệu ngâm chua ngọt, nếu Tết miền Bắc có củ cải ngâm mắm thì Tết miền Nam có củ kiệu ngâm chua ngọt. Củ kiệu ngâm với vẻ ngoài trắng giòn, thường được bày kèm tôm khô trên bàn để đãi khách ngày Tết.

Củ kiểu ngâm chua ngọt thành phẩm phải không bị hăng và đắng, củ kiệu vẫn giữ được màu trắng, không ngả vàng, và có độ giòn ngọt nhẹ, có thể dùng ngay sau 1-2 ngày mà không phải chờ lâu. Bên cạnh tôm khô, củ kiệu ngâm cũng có thể dọn lên bàn ăn kèm cùng đồ xào hay món kho cũng rất hấp dẫn.  https://baodautuvietnam.info/

6. Cà pháo muối xổi - đậm đà, chóng ngán cho bữa cơm đãi khách.
Cà pháo muối xổi là món dưa món đặc trưng của Tết miền Bắc, cà có màu sắc bắt mắt, vị chua ngọt đặc trưng, cho dù để lâu vẫn không yểu và mềm. Cà pháo muối xổi có vị mằn mặn, không cần ăn kèm các món cầu kỳ, chỉ riêng cơm trắng thôi là đã hết veo nồi cơm rồi.

Cách làm dưa món mặn này, thành phẩm muốn ngon, cần chọn trái cà pháo vừa, không non cũng không già. Thành phẩm cà pháo muối xổi không bị thâm, màu sắc bắt mắt, bảo quản trong tủ lạnh cả tuần đem ra ăn vẫn ngon, không bị mềm và quá chua, chống ngán rất hiệu quả khi ăn quá nhiều đồ béo và dầu mỡ.

7. Hành ngâm chua ngọt - màu sắc bắt mắt, hương vị khó cưỡng.
Nhắc đến hành tím, nhiều người sẽ hơi e ngại vì độ hăng và mùi của nó. Tuy nhiên với món dưa món chua ngọt này, hành ngâm lại có độ giòn, vị chua cay mặn ngọt có đủ, mùi hăng khó chịu ban đầu cũng mất đi, là món dưa món ngày Tết rất được yêu thích.

Hành tím ngâm khoảng 1 đến 3 tuần là có thể ăn, tùy theo độ chua ngọt của khẩu vị cả nhà. Với cách làm hành tím ngâm chua ngọt này, hành tím vẫn giữ được màu tím bắt mắt, vị chua ngọt, và độ giòn tự nhiên, bày lên bàn tiệc sẽ thu hút ánh nhìn của cả nhà.

8. Dưa cải chua - Chua chua, ngọt ngọt, chuẩn vị mời cả nhà.
Dưa cải chua là món dưa chua quen thuộc, không chỉ ngày Tết, mà còn xuất hiện hầu hết trong các bữa cơm gia đình mỗi ngày. Dưa cải chua có thể dùng nấu canh, hay xào cùng thịt, chiên cơm, đều rất hấp dẫn, là món dưa món đặc trưng của ngày Tết.

Muốn dưa cải chua ngon, nên chọn mua những cây cải có lá không quá già cũng không quá non để giúp món dưa cải không bị quá xơ hoặc bị đắng. Vẫn không quên khử trùng bình ngâm, để cải chua lên men tốt, và có thể giữ lâu được. Dưa cải chua làm xong có thể ăn ngay sau 2 ngày. Dưa cải chua nhà làm nên an toàn, và vị chua mặn cũng gia giảm tùy theo khẩu vị gia đình.

9. Kim chi dưa leo - mới lạ, chống ngán chuẩn vị Hàn.
Kim chi dưa leo với vị giòn giòn, không hăng, thấm đều gia vị tạo nên vị chua cay mặn ngọt rất lạ miệng. Điểm đặc biệt của kim chi dưa leo nằm ở chỗ, không cần phải đợi lâu, có thể dùng kim chi dưa leo ngay sau khi làm xong, rất tiết kiệm thời gian cho bữa tiệc Tết với gia đình.

Nguyên liệu và cách làm kim chi dưa leo tuy hơi cầu kỳ, nhưng vị ngon của dưa leo muối lại khá lạ miệng, vị cay cay nhẹ của kim chi dưa leo sẽ át đi vị béo ngậy của đồ ăn dầu mỡ, ăn kèm cơm nóng lại rất đưa cơm. Vậy là không cần phải nấu nhiều món thượng hạng, bàn tiệc ngày Tết đãi khách cũng đã rất hấp dẫn.

10. Dưa rau muống - chua ngọt, quen thuộc cho bữa cơm nhà ngày Tết.
Rau muống là món rau quen thuộc đặc trưng của ẩm thực Việt. Dưa rau muống cũng là món dưa món rất quen thuộc của ngày Tết, với độ giòn của rau muống, kết hợp mùi thơm của tỏi và màu sắc bắt mắt của cà rốt, thoạt nhìn thôi đã rất hấp dẫn rồi.

Cách làm dưa rau muống cũng rất đơn giản. Điểm đặc biệt của dưa rau muống là chỉ dùng phần cọng, sau đó mang đi trụng sơ để giữ màu xanh. Xếp xen kẽ rau muống, cà rốt, tỏi, sau đó đổ nước giấm pha chua ngọt vào. Không cần ngâm quá lâu, dưa rau muống có thể ăn sau 1-2 ngày. Dưa rau muống ăn kèm các món kho hay đồ xào đều rất ngon, không chỉ là món ăn kèm chống ngán, mà còn là món ngon thu hút khẩu vị của mọi người.https://dautusieuloinhuan29.com/

Dưa món tuy được bày bán rất nhiều trên thị trường, nhưng bạn lại lo lắng về vấn đề an toàn, vệ sinh. Bên cạnh các cách làm những loại dưa món ở trên, nếu muốn thay đổi dưa món ngày Tết cho cả nhà, bạn có thể tham khảo thêm "Dưa món, dưa góp và cách muối các loại dưa ngày Tết"

Mong rằng với 10 cách làm dưa món ngày Tết này, bạn sẽ không còn đắng đo tìm kiếm nguồn dưa món đảm bảo, mà có thể tự tay làm các món dưa món cho cả nhà, vừa có thể mạnh miệng ăn nhiều, vừa hợp khẩu vị gia đình nữa đấy.
(Theo Cooky.vn)